Theo số liệu thống kê Việt Nam có khoảng 3440 vụ cháy trong năm 2023. Và theo 6 tháng đầu năm 2024 toàn quốc có 2222 vụ cháy. Nạn cháy có dấu hiệu tăng theo từng năm làm thiệt hại về người và tài sản. Vậy nguyên nhân gây cháy do đâu? Hãy cùng Cửa NTP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra cháy nổ
Hỏa hoạn luôn xảy ra vào những lúc không ngờ đến. Việc chúng ta cần làm bây giờ là nâng cao nhận thức và đề phòng cảnh giác trong mọi trường hợp.
Sự cố từ các thiết bị điện
Các sự cố liên quan đến hệ thống điện như đoản mạch, quá tải, chập điện là một trong những nguyên nhân gây cháy thường gặp. Các thiết bị điện cũ, dây điện hỏng, ổ cắm quá tải hoặc sử dụng thiết bị điện không đúng cách có thể gây chập điện và phát sinh cháy.
Thiếu cẩn trọng khi tiếp xúc với nhiệt
Đun nóng, hàn, cắt kim loại, hay thậm chí là tản nhiệt từ các thiết bị điện tử, nếu không được kiểm soát và quản lý cẩn thận, cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.
- Các bếp ga, bếp điện, lò nướng chẳng may để quá nóng, dòng điện quá tải sẽ gây cháy các vật liệu xung quanh.
- Các hoạt động hàn, cắt kim loại bằng ngọn lửa, tia lửa có thể bắn vào các vật liệu dễ cháy và gây ra hỏa hoạn.
- Các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, TV… nếu không được tản nhiệt tốt, hoạt động quá nóng có thể gây cháy.
- Cẩn trọng với các bộ nguồn, sạc, dây điện khi để gần các thiết bị nhiệt.
Hút thuốc lá
Việc sử dụng và giữ không cẩn thận các vật dụng như tàn thuốc lá, bật lửa, diêm là một trong những nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn. Tàn thuốc lá còn cháy khi bị vứt bừa bãi, đặc biệt trên các bề mặt dễ cháy như giấy, vải, gỗ, có thể dẫn đến phát lửa và lan rộng. Tàn thuốc lá rơi vào các khe hẹp, góc khuất cũng dễ gây cháy lan.
Hóa chất dễ cháy
Các hóa chất như xăng, dầu, cồn, khí gas, và các dung môi khác nên được đặt trong các thùng chứa đặc biệt nhằm tránh việc bị rò rỉ.
Khi sử dụng các hóa chất dễ cháy cần tuân thủ các hướng dẫn an toàn, việc đổ chuyển hoặc sử dụng các hóa chất này gần nguồn lửa, nguồn nhiệt cao hoặc trong không gian không thông thoáng có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Sau khi đã có được những thông tin trên, bạn có thể tham khảo bí quyết phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Một số khu vực thường xuyên xảy ra cháy nổ
Hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào tuy nhiên có một số khu vực cần đặc biệt lưu ý để tránh gây ra cháy nổ:
Nhà bếp
Bếp ga, lò nướng, lò vi sóng, cồn hay dầu ăn đều có khả năng bắt lửa bùng cháy nhanh. Bạn cần đặt các thiết bị này cách xa các vật dễ cháy như rèm, vải hay khăn giấy. Đặc biệt, luôn giám sát khi sử dụng các nguồn nhiệt này, không nên rời khỏi bếp khi đang nấu nướng.
Xem ngay: Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần có trong gia đình
Phòng ngủ
Thường có nhiều đồ điện tử như máy tính, sạc pin, điện thoại đều là những nguồn điện tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bạn cần thường xuyên kiểm tra các dây dẫn, phích cắm, không để bị hỏng, rách dây.
Lưu ý: Không nên sạc pin quá đêm, tránh để các thiết bị hoạt động liên tục khi không sử dụng.
Kho chứa và bãi đỗ xe
Là nơi lưu trữ nhiều vật liệu hóa chất dễ cháy nổ như: hóa chất, xăng dầu, các loại nhiên liệu đều là những nguồn gây cháy, nổ rất nguy hiểm nếu không được bảo quản an toàn.
Một vài phương pháp phòng ngừa tránh cháy nổ
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện:
- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện cũ, dây dẫn điện hư hỏng.
- Không được nối quá tải các thiết bị ở ổ cắm điện.
- Sử dụng các thiết bị điện đúng công suất, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưu trữ và sử dụng an toàn các hóa chất dễ cháy:
- Bảo quản các chất dễ cháy như xăng, dầu, cồn, gas ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Không hút thuốc, không có nguồn lửa khi sử dụng các chất dễ cháy.
- Tuân thủ các hướng dẫn an toàn về vận chuyển, sử dụng các chất dễ cháy.
Lắp đặt và bảo trì thiết bị phòng cháy chữa cháy:
- Lắp đặt các thiết bị như bình chữa cháy, họng nước chữa cháy, cửa chống cháy… tại các khu vực dễ xảy ra cháy.
- Thường xuyên bảo trì, kiểm tra hoạt động của các thiết bị này.
Bài viết liên quan khác: